News Ticker

Menu

Browsing "Older Posts"

Browsing Category "Tin tức công nghệ"

Zenfone C+ RAM 2 GB, giá 2,5 triệu sắp lên kệ tại VN

Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015 / No Comments
Theo nguồn tin riêng của Techz, ASUS Việt Nam chuẩn bị tung ra chiếc smartphone Zenfone C+. C+ được xem là phiên bản nâng cấp của Zenfone C đã được ra mắt tại thị trường Việt Nam trước đây.
Thông tin bên lề từ những đại lý hiện đang phân phối dòng sản phẩm Zenfone cho ASUS từ trước đến nay cho hay: "Máy thì đã có ở một số cửa hàng rồi nhưng chưa bán ra, số lượng máy hiện đang có rất ít, Zenfone C+ sẽ là sản phẩm hot trong thời gian tới, giá chưa đến 2,5 triệu nhưng sở hữu bộ nhớ Ram lên đến 2 GB. Ở phân khúc smartphone giá rẻ C+ dường như không có đối thủ so kè".
Zenfone C+ RAM 2 GB, giá 2,5 triệu sắp lên kệ tại VN
Điểm nâng cấp đáng chú ý của phiên bản C+ so với Zenfone C trước đây là máy được trang bị bộ nhớ RAM lên đến 2 GB. Trong khi đó giá dự kiến của dòng sản phẩm C+ chỉ ở mức 2,5 triệu đồng.

THÔNG SỐ KỸ THUẬT ASUS ZENFONE C

  • Màn hình: FWVGA, 4.5", 480 x 854 Pixels
  • CPU: Intel Atom Z2520, 2 nhân, 1.2 GHz
  • RAM 1 GB
  • Hệ điều hành: Android 4.4 (KitKat)
  • SIM: 2 SIM 2 sóng
  • Camera: 5.0 MP, Có
  • Bộ nhớ trong: 8 GB
  • Thẻ nhớ ngoài: 64 GB
  • Dung lượng pin: 2.100 mAh
Ngoài bộ nhớ RAM 2 GB, phần thông số kĩ thuật còn lại của Zenfone C+ cũng giống như phiên bản Zenfone C. Hiện tại, giá bán của Zenfone C là 2.190.000 đồng, thấp hơn 300.000 đồng so với phiên bản C+ sắp được tung ra thị trường. 
Một thông tin Techz vừa nhận được, vào ngày thứ 2 tuần sau (29/6), phiên bản Zenfone C+ sẽ có hàng nhiều tại thị trường Việt Nam.
Theo: Techz

Bphone - smartphone bảo mật nhất thế giới đã bị hack như nào?

/ No Comments
Bphone là chiếc điện thoại được nhiều người mong chờ nhất trong thời gian qua và điều này cũng cuốn hút những nhà phát triển, những đội ngũ “vọc vạch” có tiếng tại Việt Nam. Mới đây, TekCafe team đã root và cài custom recovery trên Bphone thành công.
Bkav Bphone được giới thiệu là chiếc smartphone có nhiều tính năng bảo mật nhất trên thế giới và tuyên bố này ngay lập tức gây được sự tò mò đối với đội ngũ những nhà phát triển có tiếng tại Việt Nam. Cho dù nhà sản xuất đã sử dụng rất nhiều phương pháp bảo mật khác nhau để tránh người dùng có thể can thiệp vào hệ thống, song, Bphone không thoát khỏi kỹ năng “vọc vạch” của TekCafe Team.
Bphone - smartphone bảo mật nhất thế giới đã bị hack như nào?
Chiếc Bphone mà TekCafe nhận được. Ảnh: TekCafe
Ngay sau khi nhận máy từ một thành viên diễn đàn Tinh tế. TekCafe Team đã sử dụng công cụ sửa lỗi trên Android do Google cung cấp (ADB – Android Debug Bridge) để dùng máy tính can thiệp vào Bphone. Tại những thời điểm đầu, đội ngũ này đã không thể nào kích hoạt được cho máy tính nhận diện được thiết bị dù đã sử dụng hệ điều hành Linux.
Nghi ngờ phía Bkav đã vô hiệu hóa tính năng này. TekCafe Team đã sử dụng phần mềm có tên là Android Terminal Emulator để có thể thực hiện các thao tác dòng lệnh (shell) trực tiếp ngay trên BPhone.
Bphone - smartphone bảo mật nhất thế giới đã bị hack như nào?
Thực tế, Bkav đã vô hiệu hóa tập tin nhị phân quản lý ADB trong /system/bin, tập tin này có tên là adbd (android debug brigde daemon). Đây là lý do khiến máy tính không nhận diện được BPhone thông qua kết nối ADB.
Sau khi đã truy cập được thông qua giao diện dòng lệnh, đội ngũ đã truy cập vào các file, thư mục của hệ thống. Phát hiện một số thư mục được cấp toàn bộ các quyền và sau đó tiến hành thử root thông qua một số file .sh nhưng không thành công.
Bphone - smartphone bảo mật nhất thế giới đã bị hack như nào?

Sau đó, team đã sử dung 1 công cụ root có nguyên tắc dựa trên các lỗi này để root thử. Và đúng như dự đoán trước đó, chiếc Bhone đã bị root trong vòng 2p thông qua phần mềm này.
Tuy nhiên, đại diện của TekCafe cho hay đây chỉ là phương pháp root tạm thời và sẽ bị mất sau khi đặt lại dữ liệu gốc. Việc cần thiết lúc này là trích phân vùng boot ra nhằm mục đích lấy kernel để tiến hành build một custom recovery để có thể nạp file zip nhằm chiếm quyền root vĩnh viễn.
Bphone - smartphone bảo mật nhất thế giới đã bị hack như nào?
Sử dụng quyền root tạm thời, team đã trích phân vùng boot ra, sau đó tiến hành build Philz Touch Recovery (một dạng custom recovery) từ kernel image (hạt nhân hệ thống) và dt image (device tree) được trích ra từ phân vùng boot. Sau đó đóng gói lại và nạp vào hệ thống.
Cách thông dụng được các nhà phát triển sử dụng là thông qua fastboot, như chế độ ADB, BKAV đã khóa chức năng nạp các phân vùng thông qua chế độ này. Gõ các lệnh fastboot cơ bản đến nâng cao đều không mang lại kết quả gì do BKAV đã khóa quá chặt chẽ.
Team đã sử dụng nạp trực tiếp file recovery build được vào phân vùng recovery thông qua giao tiếp dòng lệnh trên điện thoại. Sau nhiều lần test thử, đội ngũ đã thành công. Tuy nhiên vì BKAV chưa công bố mã nguồn nên bộ recovery do TekCafe Team build vẫn chưa thực sự hoàn chỉnh. Song, các tính năng cơ bản đã có thể sử dụng được.
Bphone - smartphone bảo mật nhất thế giới đã bị hack như nào?
Theo lời bạn Chương, đại diện của Tekcafe, toàn bộ quá trình root như vậy là rất mạo hiểm và mang đầy sự kịch tính bởi một sai xót nhỏ sẽ trả giá rất lớn, đặc biệt Bphone sẽ trở thành cục gạch.
Như vậy, chiếc điện thoại bảo mật nhất thế giới đã bị hack chỉ trong một thời gian ngắn. Bạn có suy nghĩ gì về vấn đề này?
Theo: Techz

Có hay không việc internet sụp đổ vào ngày 30/6?

/ No Comments
Ngày 30/6 tới đây, các đồng hồ trên thế giới sẽ được bổ sung thêm một giây phụ thứ 2 nhằm bù đắp cho chuyển động quay chậm của Trái đất. Các chuyên gia máy tính đã lo ngại về mạng internet sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Thực hư câu chuyện này ra sao?
Các nhà khoa học đã công bố vào lúc 23h59m59s, các đồng hồ trên thế giới sẽ được bổ sung thêm một giây phụ thứ 2 nhằm bù đắp cho chuyển động quay chậm của Trái đất. Việc bù đắp này là vô cùng quan trọng vì mỗi ngày, Trái đất chuyển động chậm dần lại khoảng 2/1000 giây, chậm hơn so với thời gian nguyên tử. Điều này gây ảnh hưởng đến mạng internet vào ngày hôm đó. Hãy cùng Techz tìm hiểu về vấn đề này.

TẠI SAO CHUYỂN ĐỘNG TRÁI ĐẤT BỊ CHẬM LẠI?

Trái đất mất 86.400 giây để hoàn thành một vòng quay 360 độ quanh trục xoay. Tuy nhiên, tư thế nghiên của quả đất lại bị lực hút của Mặt trăng, Mặt trời và thủy triều lớn trên các tác đại dương tác động, kìm giữ vòng quay.
Kết quả là thời gian Trái đất chậm hơn so với Thời gian Nguyên tử Quốc tế (TAI) - sử dụng dao động của các nguyên tử để đo thời gian với độ chính xác vài nghìn tỷ phần giây. TAI được duy trì bằng hàng trăm đồng hồ nguyên tử trên thế giới, tính toán những dao động trong nguyên tử của phân tử hóa học caesium, phân chia một giây thành 10 tỷ phần nhỏ hơn. Với độ chính xác cao như trên, phải tới 300 triệu năm, đồng hồ nguyên tử mới chậm 1 giây.
Có hay không việc internet sụp đổ vào ngày 30/6?
Trong năm 1820, một vòng quay chính xác mất 24 giờ, hoặc 86,400 giây tiêu chuẩn. Kể từ năm 1820, ngày mặt trời đã tăng 2,5 phần nghìn giây. Năm nay sẽ lần thứ 26 kể từ năm 1972, giây thứ 2 được thêm vào.
Có một ví dụ sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về vấn đề này, đó chính là năm nhuận. Cứ bốn năm sẽ có một năm nhuận, khi chúng ta có thêm một ngày bào tháng 2. Vì thực tế một năm của chúng ta sẽ không phải là 365 ngày chẵn mà là 365,242 ngày. Do đó nếu không tính năm nhuận thì mỗi năm chúng ta sẽ bị mất đi khoảng 6 giờ đồng hồ. Điều này sẽ dẫn tới sự không chính xác của lịch hiện đại mà chúng ta sử dụng.
Trở lại với thời gian thêm 1 giây vào ngày 30/6 tới, đây là “sự bù đắp” tương tự như năm nhuận nhưng ở một quy mô nhỏ hơn. Nếu chúng ta bỏ qua phần này, hàng chục ngàn năm sau, chúng ta sẽ có bữa sáng vào lúc 2h sáng. Tất nhiên, một người không thể sống chừng ấy thời gian và sự thay đổi diễn ra một cách chậm chạp, thấm nhuần vào từng thời đại. Bởi vậy, nhiều nhà khoa học đề xuất bỏ thời gian 1s này để tránh những hậu quả liên quan đến hệ thống mạng máy tính toàn cầu nhưng những ý kiến này đã nhanh chóng bị bác bỏ.

MẠNG INTERNET CÓ SỤP ĐỔ VÀO NGÀY 30/6?

Theo các nhà khoa học, thêm vào giây thứ hai là việc nên làm và nó cũng không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của con người ở những thế kỷ trước đây. Song, ở hiện tại, nó sẽ đem đến những ảnh hưởng nghiêm trọng cho các thiết bị điện tử có tích hợp khả năng tính toán, đồng bộ thời gian như máy tính, các thiết bị thông minh, hệ thống máy chủ, internet…

Có hay không việc internet sụp đổ vào ngày 30/6?
Theo John Engates - giám đốc công nghệ của Rackspace - việc giữ các đồng hồ máy tính đồng bộ thời gian sẽ phức tạp hơn bởi không phải tất cả mọi nơi sẽ thêm giây nhảy trong cùng cách/ cùng thời điểm. Khi đó, các hệ thống máy tính sẽ “bối rối” khi đồng hồ hiển thị giây thứ 60 hoặc nháy giây 59 hai lần trước khi sang 00. Ở cả hai trường hợp đó, máy tính sẽ nghĩ logic rằng, đang có một điều gì đó bất hợp lý xảy ra và nó sẽ ngưng hoạt động hoặc cũng có trường hợp hệ thống bị lỗi khiến đơn vị xử lý trung tâm quá tải.
Trong năm 2012, các vấn đề phát sinh khi hệ thống con đã bị nhầm lẫn bởi sự thay đổi thời gian và gây sự “hiếu động” thái quá trên các máy chủ nhất định. Nhiều công ty, bao gồm cả Reddit, Yelp và LinkedIn, báo cáo tai nạn của các hệ thống mà họ phải vật lộn để đối phó.
Có hay không việc internet sụp đổ vào ngày 30/6?
Biểu đồ thay đổi về mặt thời gian mỗi năm. Ảnh: Internet
Dĩ nhiên là các hãng công nghệ cũng tìm ra giải pháp để khắc phục vấn đề trên. Một vài công ty bao gồm cả Google, đã để xuất một giải pháp "đánh lạc hướng". Theo đó vào lúc diễn ra việc bổ sung 1 giây, người ta sẽ bắt các hệ thống máy chủ phải dùng thời gian phụ thêm để thực hiện một bản Cập nhật, điều này sẽ giúp máy tính không nhận ra 1 giây thêm vào.
Cách tiếp cận này dường như đã có hiệu quả và năm nay, Google tuyên bố sẽ tiếp tục dùng kỹ thuật này. Và đó chỉ là Google, các dịch vụ khác trên Internet vẫn chưa công bố họ sẽ sử dụng cách nào để ứng phó với điều này.
Như vậy, có nguy cơ tiềm ẩn về sự sụp đổ về internet vẫn hiển hiện nhưng các nhà chức trách sẽ có những giải pháp hợp lý. Chúng ta sẽ cùng chờ đợi!
Theo: Techz

Cuộc chiến vi xử lý di động: Đa cực

/ No Comments
Điện thoại là ngành công nghiệp có sức phát triển nhanh nhất hiện nay kéo tốc độ phát triển vi xử lý tích hợp trên smartphone lên một tầm cao mới. Sau Qualcomm, Texas Intrument, Samsung, Nvidia, ARM, Apple còn xuất hiện những cái tên khác như MediaTek hay mới đây là Marvell, Huawei, khiến cuộc chiến SoC ngày càng trở nên khốc liệt.
Năm 2013, khi bộ vi xử lý 4 nhân đang trở nên phổ biến trên di động, Qualcomm đã nhấn mạnh rằng cuộc chiến SoC trong ngành công nghiệp điện thoại thông minh là vô nghĩa và không đi theo lợi ích của người tiêu dùng. Tuy nhiên, phát biểu đó dường như chưa có tác động lớn đến thị trường di động. Thậm chí, các hãng tên tuổi khác đã đi ngược lại điều đó. Các vi xử lý có số nhân lớn hơn như 6 hay 8 nhân đã được trình làng và ngay lập tức được áp dụng cho các siêu phẩm hàng đầu.
Tiếp đó, vi xử lý 64-bit bắt đầu được áp dụng rộng rãi bất chấp những tuyên bố của Samsung hay chính Qualcomm về “sự cần thiết”. Thậm chí, dù có phát biểu phản đối như thế nào về các xu hướng đó, các ông lớn vẫn bắt tay vào nghiên cứu và sản xuất các vi xử lý có số nhân hàng đầu. Với Samsung, họ là nhà sản xuất đầu tiên đưa vi xử lý 8 nhân vào thương mại, với Apple là nền tảng 64-bit.
Về phía Qualcomm, cho dù phủ nhận hai xu hướng trên nhưng cuối cùng hãng vẫn cho ra mắt các dòng vi xử lý 8 nhân thực như Snapdragon 615, Snapdragon 810 hỗ trợ cả nền tảng 64-bit. Vì thế, có thể khẳng định, cuộc chiến vi xử lý tích hợp trên di động sẽ còn rất dai dẳng và vẫn sẽ lôi cuốn theo những cái tên đình đám trên thị trường.

SỰ CẠNH TRANH GIỮA NHIỀU THÁI CỰC

Ở thế giới PC, cuộc cạnh tranh về vi xử lý chỉ giữa AMD và Intel đã đem lại rất nhiều thành tựu. Thậm chí, đến thời điểm này, định luật Moore đang bị đe dọa khi số bóng bán dẫn trên mỗi inch vuông tăng gấp đôi sau mỗi năm. Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi công nghệ là không giới hạn.
Trở lại với ngành công nghiệp di động, SoC rất nhiều thái cực cạnh tranh lẫn nhau và ngay cả một người dùng thông thường cũng có thể nhận thấy được tốc độ phát triển của chúng nhanh đến như thế nào. Năm 2010 chúng ta chứng kiến vi xử lý 2 nhân thực đầu tiên trên thế giới được thương mại trên Optimus 2X của LG. Vi xử lý khi ấy là Tegra 2 AP20H của Nvidia. Tiếp đó là Samsung Galaxy SII với vi xử lý Exynos 4210. Đó là điểm khởi đầu cho sự bùng nổ về sức mạnh di động.
Trở lại với ngành công nghiệp di động, SoC rất nhiều thái cực cạnh tranh lẫn nhau và ngay cả một người dùng thông thường cũng có thể nhận thấy được tốc độ phát triển của chúng nhanh đến như thế nào
Nhiều người dùng hay các chuyên gia đều nhận thấy việc trang bị vi xử lý hai nhân là điều hoàn toàn cần thiết khi thế giới Android có vẻ rất bấp bênh. Đã có giai đoạn, người người nghĩ rằng, cấu hình mạnh bao nhiêu vẫn không làm Android mượt được như iOS. Đây cũng là một cơ sở để các ông lớn mạnh tay hơn trong việc phát triển SoC của riêng mình, đồng thời chờ sự tối ưu của Google.
Trong vòng xoay giữa sự cạnh tranh của các hãng, chúng ta không thể không nhắc đến ARM. Các công ty sản xuất SoC như Nvidia, Texas Instruments (TI), Samsung hay mới đây là MediaTek, Huawei Kirin mua lõi xử lý do ARM sản xuất và phát triển để đưa vào các chipset tích hợp (với GPU, bộ nhớ và nhiều thứ khác). Tức là nền tảng nhân ARM Cortex-Ax (x ở đây là số hiệu). Ví dụ: ARM Cortex-A8 là vi xử lý lõi đơn, còn ARM Cortex-A9 là bộ vi xử lý nhiều lõi (lên tới bốn lõi).
Cuộc chiến vi xử lý di động: Đa cực
Hiện tại, kiến trúc ARMv7 vẫn được sử dụng phổ biến, tiếp đo là ARMv8. Còn về nhân đang sử dụng là Cortex A15, Cortex-A53, A57 cho nền tảng 64-bit . Các nền tảng nhân cũ sẽ được sử dụng song hành giống như kiến trúc big.LITTLE như trên Exynos 5430.
Ngay cả Samsung vốn nổi tiếng với dòng chip Exynos cũng phải chấp nhận đưa vào thị trường châu Âu một phiên bản sử dụng vi xử lý của Qualcomm.
Về Qualcomm, họ không sử dụng hoàn toàn thiết kế vi xử lý của ARM. Hãng này dựa vào ARM Cortex-A8 để phát triển thành các vi xử lý của riêng mình và từ đó cho đến nay, Qualcomm đang rất thành công với dòng vi xử lý Snapdragon. Bên cạnh đó, việc tích hợp trực tiếp module thu phát 4G đã giúp vi xử lý của hãng được nhiều nhà sản xuất ưa chuộng. Ngay cả Samsung vốn nổi tiếng với dòng chip Exynos cũng phải chấp nhận đưa vào thị trường châu Âu một phiên bản sử dụng vi xử lý của Qualcomm.
Cuộc chiến vi xử lý di động: Đa cực
Không tham gia vào cuộc chiến số nhân của Android, Apple lựa chọn đường đi cho riêng mình. Dòng vi xử lý Apple Ax luôn có được hiệu suất hoạt động tốt nhờ vào sự tối ưu của hệ điều hành. Apple A8/A8x là vi xử lý mới nhất của Apple vẫn chỉ sử dụng 2 nhân nhưng lại cho sức mạnh ngang ngửa với các siêu phẩm Android có mặt trên thị trường.
Bên cạnh các đại gia nổi tiếng, các nhà sản xuất mới như Marvell hay Huawei với dòng Hisilicon Kirin cũng tham chiến. Marvell tỏ ra yếu thế hơn cả khi rất ít điện thoại thương mại sử dụng vi xử lý của hãng. Trong khi đó, Huawei đang dần tạo được tiếng vang cho sản phẩm của riêng mình với hiệu năng cao, khả năng tiết kiệm điện năng và xử lý đồ họa tuyệt vời.
Vi xử lý của MediaTek cũng đạt được hiệu năng tổng thể rất cao, song, nếu thử nghiệm kỹ đơn nhân, đa nhân lại thấp hơn nhiều so với mặt bằng thị trường.
Cuối cùng, không thể không kể đến MediaTek, kẻ “phá bĩnh” trên thị trường hiện nay. Vi xử lý 8 nhân thực đầu tiên trên thế giới được chính MediaTek sản xuất. Cho dù trên thị trường, nhiều người không thích vi xử lý của hãng nhưng cần phải chấp nhận một thực tế, các hãng điện thoại đang chuyển sang sử dụng SoC MediaTek để giảm chi phí sản xuất. Vi xử lý của MediaTek cũng đạt được hiệu năng tổng thể rất cao, song, nếu thử nghiệm kỹ đơn nhân, đa nhân lại thấp hơn nhiều so với mặt bằng thị trường.
Rõ ràng, giữa các thái cực luôn có một sự cạnh tranh rất lớn. Chỉ cần một người chững lại, những kẻ khác sẽ vượt lên. Cũng giống như AMD và Intel, chỉ có hai thái cực nhưng nhờ sự cạnh tranh gay gắt lẫn nhau khiến thế giới PC đạt được nhiều thành tưu như ngày nay. Còn với di động, đa cực sẽ đem lại điều gì? Chúng ta sẽ cùng chờ xem.

NGƯỜI DÙNG CÓ NHẤT THIẾT PHẢI SỬ DỤNG NHIỀU LÕI

Trở lại với phát biểu của đại diện Qualcomm, vi xử lý 8 nhân là không cần thiết. Phát biểu này có phần chính xác bởi ở thời điểm hiện tại, số nhân chưa hẳn đã cho một sức mạnh tốt hơn so với 4 nhân. Nguyên nhân là do các nhà phát triển chưa thực sự tối ưu ứng dụng để khai thác toàn bộ số nhân.
Cuộc chiến vi xử lý di động: Đa cực
Vấn đề nằm ở sự tối ưu của nhà sản xuất, của nhà phát triển ứng dụng.
Trong các bài thử nghiệm, đặc biệt là khả năng chơi game, hiệu suất CPU cao không quá ảnh hưởng đến việc trải nghiệm. Ví dụ: Đo đạc bằng Gamebench trên HTC One M9 sử dụng vi xử lý Qualcomm Snapdragon 810 8 nhân mạnh mẽ nhất hiện nay. Game Modern Combat 5 chỉ cần 11% CPU để xử lý và tới 65% GPU hay Asphalt 8 chỉ cần 9% CPU để xử lý mà thôi.
Như vậy, số lượng nhân cao là không thực sự cần thiết và người dùng đang bỏ tiền ra để mua lấy phần thừa thãi đó. Bất kể có những ý kiến cho rằng, vi xử lý càng mạnh, độ mượt của máy càng cao, song, chính bạn phải nhớ rằng, vi xử lý trên iPhone 6 Plus chỉ có 2 nhân mà thôi. Vấn đề nằm ở sự tối ưu của nhà sản xuất, của nhà phát triển ứng dụng.
Theo: Techz