News Ticker

Menu

Browsing "Older Posts"

Browsing Category "Tin học căn bản"

Tìm hiểu và so sánh giữa MBR với GPT và BIOS với UEFI

Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015 / 1 Comment
Các khái niệm chi tiết về MBR, GPT, BIOS và UEFI khá dài dòng nên trong bài viết này mình muốn cung cấp thông tin khái quát và so sánh giữa MBR với GPT, BIOS với UEFI sao cho ngắn gọn dễ hiểu nhất.

So sánh giữa MBR với GPT

MBR và GPT đều là hai tiêu chuẩn của ổ cứng quy định cách thức nhập xuất dữ liệu, sắp xếp và phân vùng ổ đĩa. Chúng ta có thể sử dụng các phần mềm để chuyển từ ổ cứng MBR sang GPT và từ ổ cứng GPT sang MBR. Bảng dưới đây so sánh sự khác nhau giữa 2 chuẩn ổ cứng này.
MBRGPT
Ra đời từ 1983 trên các máy tính IBMMới ra đời những năm gần đây
Hỗ trợ ổ cứng tối đa 2 TB (2 000 GB)Hỗ trợ ổ cứng tới 1 ZB ( 1 tỷ TB)
Hỗ trợ tới đa 4 phân vùng trên mỗi ổ đĩaHỗ trợ tối đa 128 phân vùng ổ đĩa
Hỗ trợ tất cả các phiên bản HĐH WindowsChỉ hỗ trợ các phiên bản Windows 7, 8, 8.1, 10 64bit
Có thể sử dụng trên cả máy tính dùng chuẩn BIOS hay UEFIChỉ hỗ trợ các máy tính dùng chuẩn UEFI
Do ưu điểm vượt trội của GPT và hiện nay máy tính ngày càng rẻ, cấu hình CPU, RAM, ổ cứng ngày càng tăng lên đáp ứng được cấu hình Windows 64 bit nên các máy tính mới đều dần dần chuyển qua chuẩn GPT.

So sánh giữa BIOS và UEFI

BIOS (đầy đủ là Legacy BIOS) và UEFI (Apply gọi là EFI) đều là phần mềm hệ thống kiểm tra các thiết bị vào ra trên máy tính của bạn, khi khởi động máy tính thì BIOS hoặc UEFI sẽ kiểm tra máy tính các thông số card màn hình, Ram, CPU,.. và gửi thông số đó cho HĐH và sau đó máy tính sẽ khởi động.
Legacy BIOSUEFI
Ra đời từ 1975Mới ra đời từ 2005
Không hỗ trợ ổ cứng chuẩn GPTHỗ trợ cả hai loại ổ cứng MBR và GPT
Tốc độ khởi động trung bìnhTốc độ khởi động HĐH sẽ nhanh hơn nếu dùng chuẩn UEFI
Mọi chức năng của BIOS đều được UEFI hỗ trợ và có thêm nhiều ưu điểm vượt trội nên UEFI đang thay thế hoàn toàn BIOS. Bạn không thể chuyển đổi qua lại giữa BIOS và UEFI.

MBR/BIOS và GPT/UEFI

các máy tính hiện này thường sử dụng theo cặp nếu dùng BIOS thì sẽ dùng ổ cứng chuẩn MBR còn nếu dùng UEFI thì sẽ dùng ổ cứng GPT. Bạn không thể dùng ổ cứng chuẩn GPT trên máy tính dùng BIOS nhưng có thể dùng cả hai chuẩn ổ cứng GPT và MBR trên UEFI. Tuy nhiên nếu sử dụng UEFI thì bạn nên dùng ổ cứng chuẩn GPT.
Khi bạn dùng GPT/UEFI thì tốc độ khởi động và tắt máy sẽ nhanh hơn đáng kể so với dùng MBR/BIOS hoặc MBR/UEFI.

Khắc phục lỗi Not enough physical memory trên VMware

/ 1 Comment
Lỗi not enough physical memory trên VMware khi máy tính còn dư RAM và ổ ứng là do sung đột bản Update của Windows với VMware. Khi bị lỗi sẽ có thông báo: not enough physical memory is available to power on this virtual machine with its configured setting..
lỗi Not enough physical memory trên VMware

Hướng dẫn chi tiết

Để khắc phục lỗi này, các bạn cần mở cửa sổ Run bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows + R và gõ appwiz.cpl và chọn OK để mở cửa sổ Programs and Features lên.
Run
Tiếp đến các bạn nhấp vào View installed updates góc trên phải để xem các bản đã cập nhật của Windows
View installed updates
Tại đây, bạn tìm tới dòng có chữ Update for Microsoft Windows (KB2995388) và nhấp đôi vào để xóa bản cập nhật này.

Update for Microsoft Windows (KB2995388)
Như vậy là việc khắc phục lỗi Not enough physical memory trên VMware đã hoàn thành, các bạn hãy mở VMware nên và sử dụng bình thường.

Hướng dẫn kiểm tra cấu hình máy tính chi tiết

/ No Comments
Để kiểm tra cấu hình máy tính (CPU, RAM, card đồ họa, phiên bản hệ điều hành,…) trên Windows XP, 7, 8 có rất nhiều cách nhưng trong hướng dẫn này mình chỉ giới thiệu với các bạn 2 cách hiệu quả nhất: Sử dụng công cụ có sắn trên Windows: không cần cài phần mềm, xem được các thông số: phiên bản hệ điều hành (HĐH), tên máy tính, CPU, RAM. Kiểm tra cấu hình máy tính bằng phần mềm CPU-Z: cần cài phần mềm, xem được đầy đủ thông só máy tính: CPU, Caches, RAM, số khe cắm RAM, card màn hình, phiên bản HĐH 


Sử dụng công cụ có sắn trên Windows

Windows có sắn một công cụ tên là Directx diagnostic tool cho phép bạn xem cách thông số HĐH bạn đang sử dụng, Ram, CPU, tên máy tính, thông tin card màn hình, card âm thanh,… Để mở công cụ này đầu tiên bạn nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở cửa sổ Run, sau đó bạn điền dxdiag vào và chọn OK.
Hướng dẫn kiểm tra cấu hình máy tính chi tiết
Một cửa số mới hiện lên bao gồm nhiều Tab như: SystemDisplayRenderSoundInput. Ở đây chúng ta chỉ sử dụng Tab System để xem thông tin vì các Tab khác sẽ có hoặc không có tùy theo cấu hình máy tính và các Driver có được cài đầy đủ hay không. Đặc biệt Tab Render nếu có thì chứng tỏ máy tính của bạn có Card màn hình rời và đã được cài Driver (nếu chưa cài Driver card màn hình thì vẫn không thấy Tab này).
Hướng dẫn kiểm tra cấu hình máy tính chi tiết
Như hình trên, ở Tab System mình có thể xem cấu hình máy tính của mình:
  • Tên máy tính (Computer Name): BLOGTINHOC. Đây là tên được đặt tùy ý khi cài Windows nên không quan trọng.
  • Phiên bản HĐH (Operationg System): Windows 8.1 64-bit
  • Phiên bản máy tính (System Model): G551JK. Mình dùng máy Asus nên máy tính mình đang sử dụng là Asus G551JK.
  • CPU (Processor): Core i7-4710HQ, tốc độ 2.5GHz, 8CPUs ở đây chỉ cho ta biết là máy tính có 8 luồng mà không rõ máy tính có mấy nhân, cách 2 sẽ giúp bạn xem thông tin này rõ hơn.
  • Ram (Memory): 12288MB. Ở đây đơn bị là MB nếu các bạn muốn xem đơn bị là GB thì các bạn lấy số đó chia cho 1024, VD: 12288/1024 = 12, vậy máy tính mình có Ram 12GB.
Công cụ này của Windows chỉ giúp các bạn xem các thông số cơ bản, để xem chi tiết cấu hình máy tính bạn cần cài đặt phần mềm để xem.

Kiểm tra cấu hình máy tính bằng phần mềm CPU-Z

Hiện nay có 2 phần mềm kiểm tra cấu hình máy tính thông dụng là CPU-Z của CPUID và GPU-Z của TechPowerUp nhưng phần mềm của CPUID cung cấp đầy đủ thông tin hơn nên mình giới thiệu phần mềm này.
Đầu tiên bạn hãy tải phần mềm CPUID GPU-Z trực tiếp hoặc vào trang download của CPUID sau đó tiến hành cài đặt bình thường.
Sau khi cài xong bạn hãy mở phần mềm sẽ thấy phần mềm gồm nhiều Tab, mỗi Tab thể hiện chi tiết thông số của một thành phần trên máy tính: CPU, Caches, Mainboard, SPD, Graphics, About. Mình sẽ lần lượt phân tích các thông tin chính của mỗi Tab.
Hướng dẫn kiểm tra cấu hình máy tính chi tiết
Như hình trên, tại Tab CPU bạn sẽ thấy khá nhiều thông tin, tên CPU Intel core i7-4710HQ, tốc độ 2.5GHz như công cụ Directx diagnostic tool của Windows, nhưng ở đây ta thấy góc dưới phải Cores 4 – Threads 8 cho ta biết CPU có 4 nhân 8 luồng sử lý.
Tab Caches chứa thông tin các cấp độ Caches (thông số này nếu bạn không biết có thể bỏ qua).
Hướng dẫn kiểm tra cấu hình máy tính chi tiết
Thông tin Mainboard và Ram (memory) tương tự như công cụ của Windows nhưng Ram ở đây đơn vị GB và có thêm loại RAM và tốc độ RAM 1197.1 MHz
Hướng dẫn kiểm tra cấu hình máy tính chi tiết
Hướng dẫn kiểm tra cấu hình máy tính chi tiết
Tab SPD hiển thị thông tin các khe cắm Ram trên máy tính:
SPD
Tại Tab này bạn có thể kiểm tra số lượng khe cắm RAM trên máy tính và thông số RAM trên mỗi khe. Nhấp vào Slot #1 bạn sẽ thấy danh sách cách Slot #1, Slot#2,.. Tùy theo số lượng khe cắm Ram mà danh sách này khác nhau: máy chỉ có 1 khe cắm thì chỉ có Slot #1, máy có 2 khe cắm thì có Slot #1 và Slot #2,.. với máy mình có 4 khe cắm nên sẽ có Slot #1 tới Slot #4
SPD 2
Để xem thông số khe cắm nào thì bạn chọn Slot # khe đó, Slot nào không có thông tin thì khe cắm đó chưa cắm RAM. Kông nhất thiết các thanh RAM phải cắm vào các khe gần nhau, như ở đây máy mình Slot #1 được cắm RAM 4GB và Slot #3 được cắm RAM 8GB
SPD
SPD 3
SPD 4SPD 5
Bây giờ chúng ta xem Tab rất quan trọng là Tab Graphics, nó cung cấp chính xác thông tin Card màn hình máy tính có mà công cụ của Windows không cung cấp được.
Graphics 1
Bạn nhấp vào Display Device Selection sẽ có danh sách các Card màn hình có trên máy tính gồm cả Card Onboard và Card rời. Card onboard hầu như tất cả các máy tính đều có, nó có thể được gắn thên thanh bo mạch chủ hoặc trên CPU (với các dòng CPU mới), các loại này có thường có tên Intel(R) HD Graphics. Card rời có thể có hoặc không, có nhiều loại Card màn hình rời khác nhau, như ở đây máy mình có card onboard là Inter(R) HD Graphics 4600 và card rời NVIDIA Georce GTX 850.
Graphics 2
Khi nhấp chọn vào card màn hình nào thì thông tin card đó sẽ hiển thị ra, ở đây bạn chú ý phần Size là dung lượng của Card màn hình, với máy mình Inter(R) HD Graphics 4600 dung lượng 2048MB (2GB) và card rời NVIDIA Georce GTX 850 dung lượng 2112MB (~2GB)
Graphics 3
Cuối cùng là Tab About cung cấp thông tin phiên bản phần mềm CPU-Z và phiên bản Windows chúng ta đang sử dụng.
About
Với 2 cách trên bạn có thể kiểm tra toàn bộ cấu hình máy tính. Ở đây mình nói thêm rằng có rất nhiều bạn “quên” không cài Driver cho card màn hình rời mà không biết, dẫn tới máy có card màn hình rời nhưng không sử dụng, rất lãng phí.
Để kiểm tra xem máy bạn có cài Driver màn hình hay chưa thì đầu tiên bạn hãy kiểm tra xem máy có card màn hình rời hay không bằng CPU-Z, nếu máy có card màn hình rời bạn hãy mở công cụ Directx diagnostic tool của Windows lên và xem có Tab Render hay không, nếu có thì máy bạn đã cài Driver card màn hình rời, nếu không có thì máy bạn chưa có Driver card màn hình và bạn hãy tiến hành cài Driver cho máy.